Dự thảo quy định về ghi nhãn tiêu chuẩn trên sản phẩm công nghiệp của Thái Lan

14.10.2022

Dự thảo quy định về ghi nhãn tiêu chuẩn trên sản phẩm công nghiệp của Thái Lan

Trong biên bản họp của Ủy ban TBT/WTO, Dự thảo Quy định về ghi nhãn tiêu chuẩn trên sản phẩm công nghiệp của Thái Lan được thông báo cho WTO đã vấp phải quan ngại từ các nước Thành viên WTO.

Hoa Kỳ đánh giá cao việc Thái Lan thông báo cho WTO quy định đối với sản xuất, thiết kế và nội dung ghi nhãn tiêu chuẩn trên các sản phẩm công nghiệp của mình.

Ngành công nghiệp Hoa Kỳ đã gửi một số góp ý thông qua điểm hỏi đáp của Thái Lan từ tháng 10 năm 2020, đến tháng 1 năm 2021. Việc trao đổi thông qua cơ chế và Thái Lan chấp nhận gia hạn thời gian có hiệu lực của dự thảo đến ngày 20 tháng 7 năm 2021 để đáp ứng các đề nghị của Hoa Kỳ về mã QR. Tuy nhiên, Hoa Kỳ vẫn bày tỏ sự quan ngại đối với các quy định về mã QR của Thái Lan trong dự thảo. Thái Lan nên xem xét các cách tiếp cận khác có thể đáp ứng mục tiêu bảo vệ người tiêu dùng theo cách ít hạn chế thương mại hơn.

Đặc biệt, có thể xem xét phương pháp ghi nhãn điện tử tự nguyện phù hợp với tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế tốt nhất. Chương trình dán nhãn điện tử có thể giúp người tiêu dùng tiếp cận thông tin quan trọng mà không làm tăng chi phí tuân thủ một cách không cần thiết và làm chậm thời gian đưa ra thị trường.

Nếu yêu cầu về mã QR vẫn được Thái Lan giữ nguyên, Thái Lan cần đảm bảo rằng các nội dung của yêu cầu là hợp lý đối với các sản phẩm trong phạm vi áp dụng. Ví dụ, ngành công nghiệp của Hoa Kỳ bày tỏ sự lo ngại đối với yêu cầu về kích thước vật lý và vị trí trong cách ghi nhãn được đề xuất của Thái Lan, vì các yêu cầu về kích thước vật lý của nhãn trong quy định của Thái Lan là rất lớn so với các thị trường toàn cầu khác.

Hoa Kỳ cũng đề nghị Thái Lan loại bỏ quy định về mã QR đối với pin, vì bao bì quá nhỏ để chứa mã. Đối với thiết bị nghe nhìn nhỏ, yêu cầu Thái Lan giảm giới hạn kích thước đối với logo TISI và mã QR trên các sản phẩm.

Hoa Kỳ cũng đề nghị loại bỏ yêu cầu tên nhà nhập khẩu phải được in chìm trên dây nguồn và đề xuất ghi tên nhà nhập khẩu trên nhãn. Ngoài ra, mong muốn Thái Lan xác nhận rằng, theo quy định này, việc kiểm tra nhà máy thông qua giấy tờ sẽ thay thế cho việc kiểm tra nhà máy tại chỗ.

Nếu việc kiểm tra thông qua giấy tờ được chấp nhận, đề nghị Thái Lan cung cấp hướng dẫn chi tiết về quy trình và những tài liệu cần có trong hồ sơ kiểm tra.

Được biết chi phí để kiểm tra nhà máy thông qua giấy tờ cao hơn gần ba lần so với giá kiểm tra nhà máy tại chỗ. Hoa Kỳ đề nghị Thái Lan giải thích thêm về cơ cấu chi phí này và sự khác biệt về phạm vi và mục tiêu giữa hai quy trình kiểm tra. Cuối cùng, mong muốn Thái Lan tiếp tục kiểm tra quy định và xem xét các yêu cầu đánh giá sự phù hợp để ít hạn chế thương mại hơn, đáp ứng mục tiêu hợp pháp là bảo vệ người tiêu dùng.

Về phía Đài Loan, ủng hộ các quan ngại của Hoa Kỳ. Đài Loan có chung mối quan ngại về yêu cầu đối với kích thước của nhãn, bao gồm logo TISI, mã QR và số TIS. Đài Loan đề nghị Thái Lan làm rõ về phương pháp ghi nhãn nếu sản phẩm quá nhỏ và không đáp ứng được quy định của Thái Lan.

Phản hồi lại phía Hoa Kỳ, Thái Lan nhắc lại quy định được ban hành nhằm thực hiện mục tiêu hợp pháp theo phạm vi của Hiệp định TBT, Điều 2.2, với mục đích ngăn chặn các hành vi lừa đảo và bảo vệ người tiêu dùng. Do đó, nhà sản xuất phải ghi dấu tiêu chuẩn và cung cấp thông tin của các sản phẩm công nghiệp ở định dạng điện tử (Mã QR) để tuân thủ Quy định này.

Do lo ngại của Hoa Kỳ về khó khăn của các nhà sản xuất trong việc hiển thị Mã QR, Thái Lan đã gia hạn ngày thực thi Quy định đến 20 tháng 7 năm 2021.

Ngoài ra, các phản hồi của Thái Lan đối với những quan ngại của Hoa Kỳ đã được gửi thông qua điểm hỏi đáp TBT Hoa Kỳ. Thái Lan tái khẳng định rằng Quy định này đã thông báo và ban hành phù hợp với Hiệp định TBT và tất cả những quan ngại từ Hoa Kỳ đã được Thái Lan xem xét.

Nguồn: VietQ.vn

CÁC THÔNG TIN KHÁC